BÀI LÀM 2: KỂ CHUYỆN VỀ NGÔ QUYỀN
Ngô Quyền một vị vua tài ba đã lãnh đạo nhân dân chống giặc
ngoại xâm mang lại hòa bình cho đất nước hơn một ngàn năm bị bọn giặc phong kiến
phương Bắc thống trị lúc bấy giờ. Người đã tạo ra một thời kỳ độc lập lâu dài của
nước ta mà em đã được học môn lịch sử lớp 4. Câu chuyện kể rằng:
Giặc Nam Hán ồ ạt sang xâm lược nước ta với một đội quân hùng
hậu. Trong khi đó quân ta lại yếu kém về mọi mặc Ngô Quyền lúc đó là là vị tướng
tài giỏi ông đã kêu gọi toàn dân kháng chiến. Với tài trí của mình Ngô Quyền đã
dùng kế cắm cọc đầu nhọn nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông
lúc thủy triều lên, nước che lắp các cọc nhọn. Ngô Quyền cho lính bơi ra sông khiêu
chiến, nhử giặc vào bãi cọc. Khi thủy triều xuống những cọc nhọn tua tủa nhô
lên quân ta mai phục hai bên đánh tan tác quân giặc không kịp trở tay. Quân Nam
Hán bại trân chạy về nước. Nhờ trí dũng song toàn Ngô Quyền dẹp yên giặc ngoại
xâm mang lại hòa bình cho muôn dân.
Ông lên ngôi làm vương mở ra một thời kỳ độc lập cho nước ta.
Nhân dân lúc bấy giờ có cuộc ấm no, hạnh phúc không còn phải chịu sự áp bức bóc
lột của ách thống trị phương Bắc nữa.
Kết bài: Bằng trí thông minh và lòng yêu nước
thương dân Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán có sức mạnh gấp bội quân ta thua
một cách thảm hại. Cho thấy rằng tinh thần yêu nước , yêu hòa bình của nhân dân
ta mạnh mẽ đến dường nào.
Bài làm 3: kể về bà VÕ
THỊ THẮNG
Nhân dân ta vốn có truyền thuyết yêu chuộng hòa bình, nhưng một
khi đất nước bị lâm nguy thì lòng dũng cảm,
kiên cường bất khuất lại trỗi dậy sẵn sàng hy sinh tất cả để chống lại chiến
tranh. Những vị tướng, những anh hùng đã ghi đầy trang sử và cả những anh hùng vô
danh, họ hy sinh tất cả cũng chỉ vì hòa bình đất nước, ấm no, hạnh phúc cho mọi
nhà. Em đã được nghe kể về bà Võ Thị Thắng trên báo câu chuyện kể rằng:
Khi ấy bà Võ Thị Thắng là một cô gái trẻ sinh viên Sài Gòn đã
không ngần ngại tham gia đấu tranh biểu tình chống chính quyền phản đối chế độ
độc tài, gây chiến tranh hà hiếp nhân dân. Nhưng không may bà bị bắt và bị kết án 20 năm tù. Khi bị kết án Võ
Thị Thắng có nói một câu được cho là rất nổi tiếng đó là "...tôi chỉ sợ
chính quyền của các ông không tồn tại nổi đến khi tôi mãn hạn tù". Khi Võ
Thị Thắng bị dẫn giải về nhà lao, trước sự hung hăn của kẻ địch, bà chẳng những
không khiếp sợ mà còn mỉm cười đứng giữa hai lính dẫn giải. Chính nụ cười
ấy đã thôi thúc lòng gan dã của những lớp trẻ lúc bấy giờ sẵn sàng lên đường chống
chiến tranh mang lại hòa bình cho đất nước.
Qua câu chuyện của bà em thật sự rất xúc động. Được sống trong cảnh hòa
bình, ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay tất cả là nhờ công lao và sự hy sinh
xương máu của các chị, các anh. Là học sinh em chỉ biết cố gắng học tập tốt để
trở thành người có ích cho xã hội.
Bài làm 1: kể chuyện Những con sếu bằng giấy
Mở bài: Hòa bình là khát vọng
của toàn nhân loại, vì nó mang lại sự bình yên, cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Chiến
tranh chỉ mang lại sự đau thương và mất mát. Chiến tranh đã đi qua nhưng tượng
đài một cô gái giơ cao hai tay nâng một con sếu, tượng đài của sự hòa bình, nó
nhắc nhở chúng ta phải giữ gìn hòa bình và chống chiến tranh “ chúng tôi muốn
thế giới này mãi mải hòa bình” đó là câu chuyện cảm động của một cô bé:
CÁC BẠN XEM LẠI CHUYỆN Những con sếu bằng giấy NHÉ.
Qua câu chuyện của cô gái khiến người ta không khỏi xúc động. Được sống
trong cảnh hòa khiến em càng yêu thêm hòa bình và sẽ tận lực bảo vệ nó.
No comments:
Post a Comment