Showing posts with label Luyện từ và câu lơp 5. Show all posts
Showing posts with label Luyện từ và câu lơp 5. Show all posts

Wednesday, September 5, 2018

LUYEN TU VA CAU 5 TRANG 37, MO RONG VON TU HOA BINH

1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hòa bình?
a. Trạng thái bình thản
b. Trạng thái không có chiến tranh
c. Trạng thái hiền hòa, yên ả
Trả lời:
Dòng b: Trạng thái không có chiến tranh nêu đúng ý nghĩa của từ hòa bỉnh
 2. Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ hòa bình?
- Bình yên                                        - Bình thản
- Lặng yên                                       - Thái bình
- Hiền hòa                                       - Thanh thản
- Thanh bình                                    - Yên tĩnh
Trả lời:
Các từ đồng nghĩa với hòa bình: bình yên, thanh bình, thái bình
3. Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết
Trả lời:BÀI 1
Thành phố Hồ Chí Minh thành phố mang tên Bác, nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước. Thành phố ngày nào đầy tiếng bom đạn mà em đã từng học trong môn lịch sử. Giờ đây nhân dân ta đã được sống trong cảnh thanh bình yên ả. Tối tối lên sân thượng nhìn về phía thành phố, những ánh đèn lung linh tỏa sáng đầy màu sắc. Những con đường ngoằn nghèo, ngỏ hẻm đâu đâu đều có xe cộ qua lại theo một trình tự nhộn nhịp như những nốt nhạc lóe sáng chạy khắp phố phường. Xa xa nghe tiếng đàn du dương từ trong những quán cà phê đêm với giọng ca ngọt ngào của dòng nhạc belero sâu lắng. Thành phố về đêm thật là đẹp như một viên ngọc sáng lấp lánh trong bầu trời tối mịt bao la. (Maica)

Wednesday, August 8, 2018

luyen tu va cau tu dong lop 5- nghia trang 7 -8

I - Nhận xét
1. So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau: (SGK TR 7)
Trả lời:
a) * Từ xây dựng có các nghĩa như sau:
-  Nghĩa 1: Làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định. Ví dụ: xây dựng một sân vận động; xây dựng nhà cửa; công nhân xây dựng...
-  Nghĩa 2: Hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá theo một phương hướng nhất định. Ví dụ: xây dựng chính quyền; xây dựng đất nước; xây dựng gia đình (lấy vợ hoặc lấy chồng, lập gia đình riêng).
-  Nghĩa 3: Tạo ra, sáng tạo ra những giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng. Ví dụ: xây dựng cốt truyện; xây dựng một giả thuyết mới.
-  Nghĩa 4: Thái độ, ý kiến có thiện ý, nhằm mục đích làm cho tốt hơn. Ví dụ: góp ý phê bình trên tinh thần xây dựng; thái độ xây dựng...
Kiến thiết: là từ ghép Hán Việt. Kiến là dựng xây, thiết là sắp đặt. Nghĩa của từ kiến thiết trong ví dụ 1 là xây dựng với quy mô lớn. Ví dụ: Sự nghiệp kiến thiết nước nhà.
Như vậy: Nghĩa của từ xây dựng, kiến thiết giống nhau (cùng chỉ một hoạt động) là từ đồng nghĩa.
b) - vàng xuộm: lúa vàng xuộm là lúa đã chín đều, đến lúc thu hoạch.
- vàng hoe : màu vàng tươi, ánh lên. Nắng vàng hoe là nắng ấm giữa mùa đông.
 vàng lịm: màu vàng thẫm của quả đã chín già.
Như vậy: Nghĩa của các từ này giống nhau ở chỗ cùng chỉ một màu, do đó chúng là từ đồng nghĩa.
2. Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những từ nào thay thế được cho nhau? Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?
Trả lời:
a. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải kiến thiết lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc xây dựng đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
*   Nhận xét: Hai từ kiến thiết  xây dựng có thể thay thế cho nhau, vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn (làm nên một công trình kiến trúc; hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị, xã hội, kinh tế).
b. Màu lúa chín dưới đồng vàng hoe lại. Nắng nhạt ngả màu vàng lịm. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng xuộm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.
Nhận xét: Trên cơ sở phân tích sắc thái tu từ của ba từ: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm. Ta thấy nhà văn Tô Hoài đã dùng từ rất chính xác, không thay thế được các từ đồng nghĩa ở câu văn trên vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn.
3. Thế nào là từ đồng nghĩa?
Trả lời:
+ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ: siêng năng, chăm chỉ, cần cù,...
+ Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, thay thế được cho nhau trong lời nói.
Ví dụ : hổ, cọp, hùm;
mẹ, má, u,...
+ Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng.
Ví dụ:
-  ăn, xơi, chén,... (biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến).
 mang, khiêng, vác,... (biểu thị những cách thức hành động khác nhau).
II - Luyện tập
1. Xếp những từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa: (sgk TR8)
Trả lời:
Từ đồng nghĩa: hoàn cầu - năm châu
                        nước nhà - non sông
2Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập.
Trả lời:
-  Đẹp: đẹp đẽ, xinh, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, tươi đẹp, mĩ lệ,...
-  To lớn: to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ, hùng vĩ...
-  Học tập: học, học hành, học hỏi,...
3. Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2.
Trả lời: 
- Lan có đôi mắt buồn to tròn, đôi môi chúm chíp xinh xắn.
- Nhìn từ xa cánh đồng mênh mông bát ngát đẹp như một bức tranh vẽ khổng lồ.
- Bác Hồ là người cha vĩ đại của dân tốc Việt Nam ta.
- Hoa sen trong đầm nở đầy tỏa hương ngào ngạt, những bông hoa xinh tươi đua nhau xòe những đôi cánh mỏng dưới ánh nắng ban mai.
-  Con chim khổng lồ bay xà xuống đốp lấy con mồi.
-  Em luôn cố gắng học hành chăm ngoan để trở thành cháu ngoan Bác Hồ.
 - Cô giáo thường nói trong "muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học".

7 ngày qua