Showing posts with label Tập làm văn lớp 3. Show all posts
Showing posts with label Tập làm văn lớp 3. Show all posts

Wednesday, August 22, 2018

tap lam van 3 trang 11 noi ve doi thieu nien tien phong


Câu 1 (Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ?
Trả lời: a) Đội thành lập ngày nào?
– Đội được thành lập vào ngày 15-5-1941 tại Pắc Bó tỉnh Cao Bằng. Lúc đầu mang tên là Đội Nhi đồng Cứu quốc.
b) Các đội viên đầu tiên của đội là ai?
– Các đội viên đầu tiên là : Nông Vãn Dền (tức Kim Đồng) liên đội trưởng), Nông Văn Thân, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mì, Lý Thị Xậu.
c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?
– Đội đã có nhiều lần đổi tên:
Đội Nhi đồng Cứu quốc (1941)
Đội Thiếu nhi Tháng Tám (1951)
Đội Thiếu niên Tiền phong (2-1956)
Và 30-1-1970 Đội mang tên Bác Hồ: Đội Thiếu niên mang tên Đội thiếu niên thanh niên Hồ Chí Minh.
Câu 2: Chép mẫu đơn và điền các nội dung cần thiết :
Trả lời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 09 năm 2018

ĐƠN XIN CẤP THẺ HỌC SINH

Kính gửi Thư viện Trường Tiểu học P1 Thị xã Bến Tre
Em tên là : Nguyễn Phương Maica
Sinh ngày 20 -11
Nam (nữ) : Nữ
Nơi ở : 40 Kha Vạn Cân Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Học sinh lớp : 3/2 Trường Tiểu Lý Tự Trọng
Em làm đơn này đề nghị Thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm học 2018 -2019
Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng mọi quy định của Thư viện.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Người làm đơn
   Nguyễn Phương Maica

Monday, June 18, 2018

Em làm gì để bảo vệ môi trường.


Em làm gì để bảo vệ môi trường.
Mẹ nói sử dụng túi nilong sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Vì túi nolong khi bị bỏ đi sẽ không phân hủy được, nó gây ô nhiễm môi trường . Môi trường bị ô nhiễm gây ra thiên tai, lũ lụt, xói mòn sông ngòi, ruộng vườn ...vì vậy khi đi mua thức buổi sáng em thường tự mang theo cà men để đựng thức ăn, đi siêu thị cùng mẹ luôn mang theo túi Môi trường để đựng đồ khi mua hàng. Hạn chế tối đa sử dụng túi nilong. Em hy vọng mọi người chung bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất xanh sạch đẹp.

Sunday, March 25, 2018

Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.


Tập làm văn.
Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
BÀI LÀM 1:
Người trí thức trí mà em biết, đó là mẹ em. Mẹ em là một người chuyên thiết kế đồ họa.
Mẹ em năm nay 35 tuổi. Dáng gầy nhỏ nhắn thon gọn, có đôi mắt sâu có lẽ do thức khuya quá nhiều. Công việc của mẹ không giống mọi người khác. Mẹ không đi làm ở công ty cũng không làm cho bất cứ một ai đến nhà. Công việc của mẹ rất thầm lặng, mỗi ngày mẹ ngồi hàng giờ trên máy tính vẽ đủ thứ như bao bì, logo, hoa văn, tờ bướm và cả hoạt hình nữa....Công việc của mẹ tự do không ai ràng buộc nhưng một khi đã nhận của khách hàng em thấy mẹ thức thâu đêm để hoàn thành công việc. Mẹ làm rất nghiêm túc, mẹ thường nói “dù bất cứ công việc gì dù làm ở nhà hay ở công ty chúng ta phải làm bằng đam mê và trách nhiệm, mới có được sự thành công”.
Em rất yêu mẹ, mẹ là tấm gương cho e tự thân học tập mà không cần mẹ phải nhắc học bài (Mai ca)

Saturday, March 24, 2018

viết một đoạn văn ngắn kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.


Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.
BÀI LÀM 1. (Chuyện kể về Hai Bà Trưng)
Em đã được cô giáo kể chuyện về hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm một cách hiên ngang dù là thân nữ nhi đó là Hai bà Trưng. Câu chuyện kể rằng:
Thuở xưa, nước ta bị quân Nguyên sang xâm lược nước ta. Chúng rất tàn ác vô cùng chúng bắt dân ta cống nộp của cải không chừa lại thứ gì, chúng giết chóc dân lành một các vô cớ. Dân ta căm phẫm ngút ngàn.
Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng của Trưng là Thi Sách bị giặc lập mưu giết chết.
Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Đoàn rùng rùng lên đường, Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan tác đến đó, chúng khiếp sợ khi thấy hai Bà trưng trong giáp phục hiên ngang. Đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế nhanh chống đánh chiếm được thành Luy Lâu. Tô Định tháo chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù, Hai Bà lên ngôi vua, trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
BÀI LÀM 2 (chuyện về danh tướngTrần Bình Trọng).
Em đã được cô giáo kể chuyện về danh tướng Trần Bình Trọng. Câu chuyện kể rằng:
Trần Bình Trọng là danh tướng thời nhà Trần. Năm 1285,giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh nên quân ta đành rút về nơi hiểm yếu để bảo toàn lực lượng. Lúc ấy Trần Bình Trọng chỉ huy một toán quân bảo vệ vua, nhưng không may ông bị giặc bắt.
Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp: Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.Tức giận giặc giết chết ông. Lúc ấy ông chỉ mới 26 tuổi. Sự hy sinh của ông là tấm gương trung liệt chói sáng nghìn thu.

Monday, March 12, 2018

Tả về lễ hội mà em biêt



Tập làm văn 3:
Tả về lễ hội mà em biết.
Bài làm 1: LỄ HỘI CÚNG TRĂNG .
Có lần em được xem trên tivi về Lễ hội cúng trăng của người Khơ me Nam bộ. Em vô cùng thích khi thấy sự sum vầy vui vẻ của mọi người trong gia đình.
Cứ vào rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, bà con tổ chức lễ hội cúng trăng. Nhà nhà chuẩn bị mâm cỗ đầy bao gồm cớm dẹp (gạo nếp được tán dẹp trộn với đường và dừa); trái cây các loại, các khoai củ như khoai lang, khoai môn, khoai từ ; bình trà; bánh kẹo...Khi mặt trăng tròn nhô lên từ phía đằng đông tất cả mọi người trong gia đình từ người già đến trẻ nhỏ, quay quần bên mâm cỗ. Người lớn tuổi đứng khấn vái thờ cúng ông Trăng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Khi cúng xong các em nhỏ sẽ được người già đút cho một muỗng cớm dẹp vỗ nhẹ vào lưng và hỏi về ước mơ của trẻ. Họ tin rằng ước mơ của trẻ sẽ trở thành hiện thực.
Em rất thích lễ hội này,  vì mọi người trong gia đình sum vầy vui vẻ bên  nhau (Mai ca).

Tập làm văn 3:
KỂ VỀ NGÀY HỘI MÀ EM BIẾT
 Bài làm 2: HỘI  DÂNG BÔNG.
Quê em ở Sóc Trăng  (hoặc viết: Em được biết lễ Hội dâng bông của người khơ me Sóc Trăng khi em xem trên tivi) có nhiều đồng bào khơme sinh sống, trong năm có rất nhiều ngày hội, lễ hội. Em thích nhất là Lễ Hội Dâng Bông hay còn gọi là Lễ Dâng Y diễn ra vào khoảng giữa tháng 9 hằng năm. Thời gian tổ chức Lễ là khoảng 5 giờ chiều, họ khiêng một kiệu gồm bốn người khiêng. Trên kiệu có được trang trí bằng hoa và đèn rất đẹp, bên trong là tượng ông Phật. Cuộc diễu hành được đi từ phum sóc đến chùa. Mọi người nô nức cùng đi theo đoàn, phía sau đoàn xe là các cụ già trai gái và em nhỏ trên cầm một bình hoa do các bạn tự làm có gắn một tờ tiền tùy ý. Phía trước đoàn xe là đội múa lân. Lễ hội diễn ra nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà yên vui hạnh phúc.
Em rất thích lễ hội này. Đây là lễ hội vô cùng ý nghĩa nó nhắn nhở mọi người đoàn kết, yêu thương lẫn nhau (Mai ca).
Tập làm văn 3:
Tả về lễ hội mà em biết.
Bài làm 3: LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG.
Hằng năm khi mùa xuân đến, tiếng chim ca rộn ràng, hoa nở khắp vùng ngát hương. Mọi người tứ phương nô nức đi hội Chùa Hương. Lễ hội Chùa Hương được diễn ra từ đầu tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch tại địa bàn xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây – Hà Nội cũng là lễ hội lớn nhất Việt Nam.
Trong những ngày hội người nô nức đến chùa thắp nhang cầu phúc cho gia đạo bình yên. Ngoài ra cũng là lúc mọi người du thuyền ngắm cảnh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp non xanh nước biếc nơi đây. Ở chùa diễn ra các nghi thức như phát ấn, ca múa dân gian, điệu hò dân tộc là một truyền thống đẹp của các dân tộc Việt Nam.
Em chưa một lần đi Hội Chùa Hương, nhưng em rất thích em ước khi lớn lên em sẽ được đi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ở Chùa Hương. (Mai ca).
Tập làm văn 3:
KỂ VỀ NGÀY HỘI MÀ EM BIẾT

Bài làm 4: HỘI ĐUA THUYỀN
Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái.
Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật rộn rịp, mọi người đang chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp. Thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thối còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh "bắt đầu", những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng, không nghỉ. Nước bắn tung tóe, trống giục tùng ! tùng !. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.
Em rất thích xem hội đua thuyền ở quê em. Đây là một trò chơi dân gian rất bổ ích và lí thú.(sưu tầm)
Bài 5: HỘI MỪNG LÚA MỚI
Sau khi thu hoạch lúa xong, quê em thường tổ chức ngày hội MỪNG LÚA MỚI mừng mùa bội thu trong sân đình.Hội được diễn ra vào tối trăng rằm. Khi mặt trăng sáng quoằn quoặt cũng là lúc người người nô nức đến dự hội. Có nhiều trò chơi được tổ chức cho mọi người cùng tham gia như kéo co, nhảy bao bố, bịt mắp đập niêu, chạy đua, nhảy dây ... Mỗi trò chơi sẽ được chọn người chơi một cách ngẫu nhiên gây sự bất ngờ cho mọi người. Người chơi khi được chọn lúc đầu rất e ngại nhưng nhờ sự động viên cổ vũ reo hò, họ trở nên hào hứng và thi đấu hết mình.Còn bọn nhỏ chúng em sẽ được chơi trò chơi như kéo co, nhảy dây ... những đội thắng sẽ được phần thưởng là những viên kẹo xanh đỏ, bọn trẻ lại chia nhau cùng ăn hớn hở. Em rất vui, rất thích mỗi độ lúa chín đầy đồng cũng là lúc lễ hội sắp bắt đầu, em sẽ lại được tham gia. .(Mai ca)

7 ngày qua