Thursday, February 1, 2018

Luyện từ và câu 4 DẤU GẠCH NGANG



Dau gach ngang trang 45

Câu 1. Tìm các câu có chứa dấu gạch ngang trong các đoan văn sau:
XEM CÁC ĐOẠN VĂN TRONG SGK TRANG 45-46 NHÉ
BÀI LÀM
trả lời câu a)
-     Cháu con ai?
-    Thưa ông, cháu là con ông Thư.
trả lời câu B)

Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
trả lời câu C)

-     Trước khi bật quạt, tiếp xúc đều với nền.
-     Khi điện đã vào quạt- nóng chảy cuộn dây trong quạt.
-     Hàng năm, tra dầu mỡ, dây bên trong quạt.
-     Khi không dùng... sạch sẽ, ít bụi bặm.
Câu 2. Theo em, trong mỗi đoạn văn, dấu gạch ngang có tác dụng gì?
Ở câu a dấu gạch ngang chỉ rõ chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
Ở câu b dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích, trong câu.
Ở  câu c dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các điểm được liệt kê.
Ghi nhớ:
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu:
1. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
2. Phần chú thích.
3.Các ý trong một đoạn liệt kê.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1. Tìm dấu gạch ngang  trong bài Quà tặng cha và nêu tác dụng của mỗi dấu:
NGHE ĐỌC “QUÀ TẶNG CHA MẸ’ SGK TRANG 46
-  Một viên chức tài chính" (2 dấu gạch ngang này chỉ rõ phần chú thích trong câu).
-  Pa-xcan nghĩ thầm" (dấu này dùng để phân cách ý nghĩ của nhân vật với lời văn viết về nhân vật của tác giả).
-  Con hi vọng món quà... nhức đầu vì những con tính" (dấu này dùng để đánh dấu lời nói của nhân vật).
-  Pa-xcan nói" (dấu này dùng để phân cách lời nói của nhân vật với lời văn viết về nhân vật của tác giả).
Chú ý: Giữa tên Pa-xcan cũng có gạch nối. Dấu này dùng để nối các tiếng trong một từ được phiên âm từ ngôn ngữ nước ngoài.
Câu 2. Viết một đoạn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.
Bài làm 1:
Mẹ luôn là người bạn đồng hành cùng tôi trong mọi thời gian và lúc nào mẹ cũng ở bên an ủi. Trong tuần vừa qua kết quả học tập của tôi không khá lên mà còn giảm xuống, tôi rất buồn bã. Những lúc như thế nào mẹ luôn an ủi và khích lệ tôi.
- Hôm nay sao trông con buồn vậy, có chuyện gì nói mẹ nghe.
- Tuần vừa qua, kết quả học tập của con .....
Tôi nói không nên lời và nghẹn lại. Mẹ xoa đầu tôi mĩm cười.
- Vậy con đã cố hết sức chưa?
- Con! Tại con, vì tuần vừa rồi con mê bóng đá U23 Việt Nam nên kết quả học tập  đã giảm xuống rất nhiều.
- Biết buồn và nhận lỗi là tốt rồi. Lần sau con cần phải biết cân bằng giữa vui chơi và việc học của mình.
- Mẹ không trách con sao?
- Mẹ không trách! Ai cũng có lúc sai lầm, nhưng từ nay con phải sửa chữa để những việc như thế này không xảy ra nữa. Nếu sai mà không sửa thì sai càng sai hiểu không.
Tôi xà vào lông khóc nức nở. (Xuân Nhi)
Bài làm 2:
Sáng chủ nhật, mẹ em gọi em lại và hỏi em về tình hình học tập của em trong tuần qua.
Mẹ em nói:
-    Trong tuần qua, kết quả học tập của con như thế nào?
-    Con học vẫn tốt mẹ ạ!
-    Có môn nào con bị sụt điểm không?
-    Thưa mẹ, không có. Môn nào con cũng đạt điểm 9 hoặc 10, kế cả các bài kiểm tra miệng cũng như kiểm tra viết.
-    Thế thì tốt, nhưng con chớ có chủ quan. Phải luôn luôn siêng năng cần mẫn vì siêng năng, cần mẫn là đức tính hàng đầu mà mỗi học sinh phải có.
-    Thưa mẹ, vâng ạ. (Sưu tầm)

No comments:

Post a Comment

7 ngày qua