Luyện tập miêu tả các bộ
phận của cây cối lớp 4 *trang 41
Câu 1. Dưới đây là một số đoạn văn tả lá, thân và gốc của một số
loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý?
- Trong đoạn văn tả lá bàng, nhà văn Đoàn Giỏi đặc biệt chú ý đến sự
thay đổi màu sắc của lá bàng trong bốn mùa xuân, hạ, thu đông.
- Trong đoạn văn Bàng thay lá, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
chú ý nhiều đến hình dáng của những chiếc lá non mới mọc trên cành bàng.
- Trong đoạn Cây sồi già,
nhà văn LepTôn-xtôi đã chú ý đến dáng vẻ của cây sồi già trước khi nó trổ lá
non và sau khi nó trổ lá non. Hai dáng vẻ tương phản nhau làm nổi bật sức sống
mãnh liệt của cây sồi đã sống nhiều năm trên mặt đất.
- Trong đoạn Cây tre, tác
giả Bùi Ngọc Sơn tập trung vào quan sát và miêu tả những búp măng non.
Câu 2. Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu
thích.
Đoạn văn tham khảo 1: Tả
thân dừa
Mỗi ngày em đi học trên con đê dài, hai bên đường là cây dừa rợp
bóng mát. Quê em ở Bến Tre nên đâu đâu cũng là dừa. Thân dừa cao vun vút nghiên
nghiên như cô gái che nón lá e thẹn trước gió xuân. Da thân cây sần xùi xám xịt
nhưng cho quả những giọt nước ngon ngọt mát lịm làm say lòng người. Em yêu biết
bao nhiêu cây dừa quê hương thân dừa còn là cây cầu dừa bắt qua những kênh rạch
đưa đón em đến trường.(Maica)
Đoạn văn tham khảo 2: Cây muồng hoàng yến
Từ khi nào không biết trong xóm em nhà nhà đều trồng Cây Muồng
Hoàng Yến trước sân nhà. Chỉ nghe cái tên thôi đã thấy sự kiêu sa bởi vẻ đẹp
quyến rủ của nó. Thân cây không to lắm có rất nhiều nhánh như hàng nghìn cánh
tay vươn dài đỡ lấy hoa và lá. Những chiếc lá hình thoi xanh mơn mỡn mỏng manh
che chắn cho hoa mọc bên dưới từng chùm thõng dài xuống một màu vàng rực rỡ.
Ngồi dưới gốc cây ngắm nhìn hoa sẽ khiến bạn say
đắm khó cưỡng bởi vẽ đẹp kiêu kỳ của nó(maica)
No comments:
Post a Comment