Hoa hoc tro
Câu
1. Mùa xuân, lá phượng tươi đẹp như thế nào?
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá phượng
mùa xuân rất tươi đẹp. Lá phượng "xanh um", bóng phượng "mát
rượi"; lá phượng đầu xuân gợi cảm giác "ngon lành như lá me
non". Xuân Diệu rất tinh tế miêu tả sự phát triển lá phượng theo ngày
tháng đầu xuân: "Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa
đẩy". Màu xanh tươi tốt của lá phượng làm cho lòng cậu học trò "phơi
phới làm sao!".
Câu 2. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
Vẻ đẹp của hoa phượng theo
Xuân Diệu rất đặc biệt. Vì phượng không phải là một đóa, không phải vài cành;
phượng là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Vẻ đẹp đặc biệt của
phượng ở chỗ "mỗi hoa chỉ tà một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta
quên đáa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tàn hoa lém xòe ra, như
muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau".
Câu 3. Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
Xuân Diệu
cho biết màu hoa phượng thay đổi theo thời gian: cuối xuân sang hè. Hoa phượng
đầu mùa, tác giả gọi là "bình minh của hoa phượng"; sắc phượng lúc ấy
là "màu đỏ còn non", sắc phượng trong mưa "lại càng tươi
dịu".
Cuối xuân, số hoa phượng tăng, "màu cũng đậm dần". Khi
hè đến rồi "màu phượng mạnh mẽ kêu vang" hòa nhịp với mặt trời chói
lọi. Thành phố vào hè, khắp phố phường "bỗng rực lên như đến Tết nhà
nhà đều dán câu đối đỏ".
Xuân Diệu với tâm hồn thi sĩ tài
hoa và đa tình đã miêu tả màu sắc hoa phượng biến đổi theo thời gian một cách
tinh tế, gợi cảm.
Nội dung:
vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng - một loài hoa rất gần gũi và thân thiết với học
trò.
Câu 4. Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
Nhiều người cho biết, thi sĩ Xuân Diệu là người đầu tiên và duy
nhất gọi hoa phượng là hoa học trò, và ông đã viết thành một bài tùy bút đầy chất
thơ nói về loại hoa này.
Tại sao Xuân Diệu gọi hoa phượng
là hoa học trò? Nỗi niềm bông phượng "vừa buồn mà lại vừa vui" khác
nào tâm hồn những cô cậu học trò nhiều mơ mộng. Hoa phượng càng đỏ, lá lại càng
xanh. Đầu xuân, phượng ra lá xanh um, tỏa bóng mát rượi sân trường, gợi lên
niềm vui "phơi phới" trong lòng lứa tuổi học trò. Khi các cô cậu học
trò chăm lo học hành, vô tâm quên mất màu lá phượng, thì đến một hôm nào đó,
các cô cậu ngạc nhiên trông lên, cảm thấy bất ngờ vì hoa nở lúc nào mà chẳng
hay. Phượng sân trường báo cho học trò "một tin thắm". Mùa hè đến,
trong tiếng ve, trong ánh nắng chói chang, hoa phượng rực lên "mạnh mẽ kêu
vang", hoa phượng đem đến bao bâng khuâng cho học trò khi mùa thi đã đến,
khi 3 tháng nghỉ hè sắp đến. Đó là một số lí do mà Xuân Diệu gọi hoa phượng là
hoa học trò. Chắc còn có nhiều lí do khác nữa.
No comments:
Post a Comment