Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc
về người có tài.
Bài làm 1:
Bài làm 1:
Em đã được mẹ kể
về một câu chuyện của một người có tài viết chữ đẹp. Đó là Câu chuyện”Người bán
quạt may mắn”.
Chuyện kể rằng:
Thuở xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi có tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắp
vùng. Nét chữ của ông được tả như rồng bay phượng múa, những câu chữ thư pháp của
ông viết điều được nhiều người xin mua. Ông đã bắt đầu học viết chữ thư pháp từ
khi mới 7 tuổi. Để luyện được thư pháp đẹp như vậy ông đã cất công mài mò sưu tập
những thư pháp đẹp của những người đi trước. Ông luyện tập viết ở bất cứ đâu.
Chẳng những có tài về viết chữ ông còn là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng.
Một hôm, Ông đang
nghỉ ở gốc cây ven đường. Có một bà lão đi bán quạt cũng gánh hàng đến nghỉ ở gốc
cây ấy. Bà tâm sự với ông rằng, từ sáng đến giờ chưa bán được một cái nào,
ế quá. Chiều nay, chắc cả nhà phải nhịn đói. Nói xong bà mệt quá ngủ thiếp
đi. Trong thời gian bà ngủ, ông Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra, viết chữ
đề thơ vào tất cả gánh quạt của bà.
Khi tỉnh dậy, bà
thấy gánh quạt trắng tinh của mình bị ông Vương bôi đen lên cả. Bà tức giận bắt
ông Vương phải bồi thường, ông Vương không nói gì, chỉ mỉm cười, rồi lẳng lặng
bỏ đi. Nào ngờ gánh quạt của bà, chỉ trong một thời gian ngắn đã được bán rất
chạy. Có người còn hỏi mua giá đến ngàn vàng. Bà lão tiếc đứt ruột vì không còn
nữa mà bán. Trên đường trở về, bà thầm nghĩ, chắc là trời thương mình nên mới
sai tiên ông đến giúp mình quạt mới bán nhanh bán chạy như thế. (Maica)
Bài làm 2:
Ở nước ta có rất
nhiều câu chuyện về các bậc anh hùng có tài năng xuất chúng. Em thích nhất là
câu chuyện hai Bà Trưng trong Tiếng Việt lớp 3.
Chuyện kể rằng:
Nước ta bị giặc xâm lược, chúng tàn ác vô cùng.
Chúng bắt dân ta phải lên rừng, xuống biển tìm ngọc trai , dâng nộp lúa gạo,
bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá, nộp cho chúng. Làm cho cuộc sống
của nhân dân ta cơ cực đói khát. Lòng dân căm giận ngất trời chỉ chờ dịp đánh
đổi giặc xâm lăng.
Lúc bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai chị em là
Trưng Trắc và Trưng Nhị đều giỏi võ nghệ. Là con gái thường là chân yếu tay mềm
nhưng Hai bà thì ngược lại, Hai bà đã luyện tập võ nghệ từ nhỏ, vung đao, múa
kiếm, cưỡi ngựa bắn cung đều thành thục không kém gì nam nhi, thậm chí là tài
giỏi hơn. Nhờ có tài trí hơn người trước tình hình đất nước lâm nguy lại thêm
thù chồng Trưng Trắc là Thi Sách bị giặc âm mưu sát hại. Lòng yêu nước căm thù
giặc sâu sắc Hai bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo tài ba và lời kêu gọi toàn
dân kháng chiến, dân ta một lòng quyết đuổi bọn giặc xâm lăng. Đoàn quân trùng
trùng kéo đến thành Luy Lâu, Hai bà Trưng bước lên bành voi trong bộ giáp phục
lỗng lẫy khiến quân giặc khiếp vía bỏ chạy chạy tán loạn. Quân ta ào ào xông lên
đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn.
Giành lại được non sông, hai vị nữ anh hùng
dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh. Tên tuổi của Hai
Bà Trưng còn mãi mãi sáng chói trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.(Maica)
No comments:
Post a Comment